ĐIỂM DANH CÁC MÓN ĐỒ ĂN VẶT NÊN BÁN TRONG MINIBAR

Kênh bán hàng có thể là một trang facebook, là một gian hàng bạn tạo trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử như : tiki, lazada, sendo,…và cũng có thể là những chiếc tủ mát minibar ngay trong chính khách sạn của bạn. Nếu quản lý tốt thì minibar trong phòng khách lưu trú chính là một kênh bán hàng cực hiệu quả để mang lại nguồn doanh thu lớn cho khách sạn. Do vậy, việc chọn lựa và bày trí các món ăn vặt -  thức uống gì cho minibar là điều cần được cân nhắc kỹ lưỡng và hợp lý.

TOP mặt hàng bán chạy nhất trong minibar

Tủ mát minibar khách sạn


Vào tháng 6/2017, công ty Minibar Systems – đơn vị có hơn 40 năm kinh nghiệm cung cấp các tiện nghi phòng cho khách sạn toàn câu đã tiến hành một cuộc khảo sát và đưa ra những mặt hàng được khách yêu cầu nhiều nhất trong minibar :

1 -  Nước.
2 – Snack khoai tây.
3 – Coca/Pepsi.
4 -  Coca/Pepsi không đường.
5 – Rượu Vodka.
6 – Bánh kitkat.
7 – Nước Smartwater.
8 – Bia Heineken.
9 – Bánh snickers/Twis.
10 – Kẹo M & M.

Minibar khách sạn nên bán gì?

“Minibar nên bán gì? Những mặt hàng nào dễ bán?”, kể từ khi đặt ra câu hỏi này chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự đóng góp ý kiến từ cộng đồng là nhân viên phụ trách mảng minibar trongkhách sạn vào chia sẻ các gợi ý sau :

Tủ mát minibar khách sạn

1 – 1 Champagne, 1 Nha đam, 2 Pepsi, 2 Tiger, 2 Heineken, 2 Redbull, 2 Nước suối, 2 Mì ly, 1 snack khoai tây, 1 bánh quy Ritz.
2 – 1 Sprite, 1 Coca, 1 Mutant Gold, 1 bia 333, 1 bia Heineken, 1 bia Budweiser, 1 nước khoáng Evian, 2 Kitkat chocolate, 2 Kitkat Matcha, 2 snack khoai tây.
3 – 2 Nước suối 500 ml, 1 nước suối 1.5 lít, 2 Coca, 2 bia Huda, 2 bia Heineken, 2 Mì ly, 2 Oishi, 1 snack khoai tây, 1 đậu phộng, 1 bánh Ritz.
4 – 2 Nước suối, 2 Redbull, 2 Coca, 2 Trà bí đao, 1 Tiger, 1 Heineken, 2 Mì ly, 2 snack, 2 Khô bò.
5 – Coca, Sprite, Fanta, Heineken, Tiger, Nước suối, Bánh kitkat, chocolate M&M, khoai tây, mì ly, chai rượu nhỏ ( Vodka/Hennessy, Johnnie Walker,…)

Tủ mát minibar khách sạn


Trên đây là một số danh sách gợi ý giúp các khách sạn có thể đặt đồ vào minibar một cách hợp lí nhất. Cũng từ danh sách các loại đồ ăn vặt – thức uống cho minibar trên đây, chúng ta dễ dàng thấy hầu hết các khách sạn chọn bán : nước suối, mì ly, snack khoai tây đều là vì nhu cầu tiêu thụ cao của khách hàng.

Kinh nghiệm quản lý Minibar khách sạn.


Việc lựa chọn đưa đồ ăn – thức uống nào vào minibar cũng nên căn cứ theo sở thích của khách hàng, ví dụ khách sạn bạn thường xuyên đón khách Hàn quốc thì nên setup minibar là : mì Hảo Hảo, phở Bò, đồ ăn vặt chế biến từ xoài ( xoài sấy dẻo,…).

Với những món ăn lai rai như khô bò, heo cháy tỏi, gà xé khô khách sạn nên sử dụng túi nhỏ 100g để kích thích khách hàng sử dụng nhiều lần hơn với giá bán hợp lý.

Khi lưu hồ sơ từng tour khách hàng, khách sạn nên lưu ghi chú thêm thói quen dùng đồ minibar của khách từng quốc gia ( nếu khách sạn bạn hay đón khách quốc tế ) để lần sau khi khách đến khách sạn sẽ có kế hoạch setup đầy đủ các đồ ăn – thức uống đó.

Hạn sử dụng đồ ăn vặt trong minibar là điều rất quan trọng, nhân viên quản lý minibar nên lập file theo dõi vấn đề này cũng như lượng sản phẩm tồn kho để đảm bảo không bị thiếu hàng hay hàng quá thời gian sử dụng phải hủy vừa làm tốn chi phí khách sạn vừa gây ra ảnh hưởng sức khỏe đối với du khách.

Tùy vào nhu cầu thực tế sử dụng của khách hàng, nhân viên phụ trách minibar nên tìm hiểu những loãi đồ ăn – thức uống ít được khách sử dụng đến và đề xuất với cấp trên tìm mặt hàng khách thay thế để tăng hiệu quả doanh thu khách sạn hơn.


Chia sẻ bài viết:
Tags: Tin tức
Bài viết liên quan

Nhận thông tin khuyến mãi từ chúng tôi