Các món đồ trong minibar khách sạn đắt đỏ do đâu ?

Mini bar thực chất là chiếc tủ lạnh nhỏ khoảng 30 – 40L được đặt trong phòng khách sạn, bên trong chứa một số loại đồ ăn, thức uống để phục vụ khách thuê phòng. Du khách sẽ phải trả 15.000đ cho một gói đồ ăn khô, 20.000 – 30.000đ cho một chai nước lọc… khi sử dụng chúng. Vì sao các món đồ trong mini bar khách sạn lại đắt đỏ như vậy? Hãy cùng www.minibarhomesun.com/ đi tìm câu trả lời.

Mức giá của các món đồ trong tủ minibar tùy thuộc vào quy định của từng khách sạn, tuy nhiên nhiều du khách khi lướt qua bảng giá mini bar đều “không dám” mở cửa chiếc tủ lạnh này. Các món đồ trongtủ lạnh minibar cũng giống như ở siêu thị nhưng vì sao lại đắt như vậy?
Vì thuận tiện
Chuyên gia nghiên cứu du lịch Gail Hughes cho biết, đồ ăn – thức uống trong tủ mini bar khách sạn thường đắt đỏ là vì sự thuận tiện. “Nếu nửa đêm du khách cảm thấy đói, muốn ăn một ít đồ khô, uống một chút nước ngọt… thì chỉ cần ra khỏi giường và mở cửa tủ lạnh là có ngay. Mọi thứ đã sẵn sàng, họ chỉ việc thưởng thức mà thôi.”

Khuyến khích sử dụng dịch vụ
Một lý do nữa, khách sạn muốn khuyến khích du khách sử dụng các dịch vụ tại khách sạn nên các món đồ trong mini bar thường đắt đỏ. Khi đã đến với những khu vực dịch vụ này, du khách sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn bình thường và điều này sẽ giúp khách sạn tăng doanh thu.

Mini bar được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1963 tại khách sạn Madiscon (Washington, Mỹ). Dịch vụ này chỉ thực sự trở nên phổ biến từ năm 1974 khi khách sạn Hilton Hong Kong bắt đầu cung cấp rượu cho khách thuê phòng. Tuy nhiên, việc quản lý mini bar như thế nào cho hiệu quả cũng khiến khá nhiều khách sạn đau đầu.
- Nhiều du khách “không thật thà” thường lén đổi các món đồ trong mini bar: dùng những món đồ tốt và thay thế bằng những thứ rẻ tiền hơn; uống nước ngọt và đổ nước lạnh vào đánh tráo… mà nếu không kiểm tra kỹ, nhân viên rất khó phát hiện.
- Vì có mini bar nên nhân viên buồng phòng sẽ mất thêm thời gian để kiểm tra mọi thứ trước khi khách làm thủ tục check out. Ví dụ, để kiểm tra mỗi mini bar, nhân viên buồng phòng cần 5 phút, vậy với một khách sạn có 200 phòng check out trong một ngày, thì phải cần đến gần 17 giờ đồng hồ cho công đoạn kiểm tra này. Như vậy thì khách sạn phải tốn thêm chi phí để “vận hành mini bar”.
- Bên cạnh đó, nhiều món đồ không được du khách sử dụng, khi hết hạn buộc khách sạn phải bỏ đi. Và điều này cũng khiến khách sạn mất một khoản tiền không nhỏ.

Vì những lý do này mà hiện nay một số khách sạn đã quyết định tính luôn giá các món đồ trong mini bar vào tiền phòng hay gỡ bỏ dịch vụ này trong khách sạn.



Chia sẻ bài viết:
Tags: Tin tức
Bài viết liên quan

Nhận thông tin khuyến mãi từ chúng tôi